CÔNG TY CP dịch vụ kỹ thuật PCCC Việt Nam nhận THI CÔNG LẮP ĐẶT – BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trên toàn quốc.

I. Bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống PCCC trong công trình

  • Trong quá trình phát triển của đất nước ngày nay, việc trang bị Hệ thống PCCC cho Nhà và công trình là một trong những yêu cầu bắt buộc và phải được cơ quan chức năng đồng ý nghiệm thu việc thi công lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng.
  • Hệ thống PCCC được trang bị cho công trình thường có giá trị đầu tư lớn, phải đảm bảo vận hành tốt và thường trực để sẵn sàng sử dụng ngay khi có sự cố. Tuy vậy, hiện nay công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hệ thống chữa cháy sau khi công trình được đưa vào sử dụng chưa được quan tâm đúng mực, dẫn đến việc vận hành khi có sự cố không ổn định, thậm chí không hoạt động. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc đám cháy bùng phát mà không được kiểm soát, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

 

II. Quy trình bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống PCCC

1.   Hệ thống báo cháy tự động

  • Hệ thống báo cháy tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất hai lần. Khi kiểm tra phải thử toàn bộ các chức năng của hệ thống và thử khả năng hoạt động của tất cả các thiết bị của hệ thống.
  • Việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động bao gồm các công đoạn sau:
  • Bảo trì trung tâm báo cháy: kiểm tra các mạch tín hiệu, sửa lỗi, kiểm tra việc cấp nguồn, màn hình hiển thị…..
  • Bảo trì đầu báo cháy: kiểm tra về khả năng hoạt động, các kết nối mạch điện, làm sạch bụi bẩn và các yếu tố làm ảnh hướng tới khả năng hoạt động đầu báo.
  • Bảo trì Còi, đèn, nút ấn báo cháy: kiểm tra về khả năng hoạt động, các kết nối mạch điện, làm sạch bụi bẩn, kiểm tra độ to của âm thanh còi, độ sáng đèn, độ nhạy của nút ấn báo cháy….
  • Bảo trì đường dây tín hiệu và ống bảo vệ: Kiểm tra việc liền mạch của dây tín hiệu , kiểm tra khả năng bảo vệ kín của ống ghen luồn dây, các vị trí khớp nối….
  • Lập trình lại hệ thống, thử liên động các thiết bị ngoại vi, lắp đặt mới các thiết bị thay thế, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

2.  Hệ thống chữa cháy

  • Việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động bao gồm các công đoạn sau:
  • Bảo trì Trạm bơm chữa cháy: Kiểm tra, phục hồi khả năng hoạt động của bơm điện, bơm diezel, bơm bù áp, bình áp lực, các công tắc áp suất, đồng hồ đo áp, tủ điều khiển bơm….
  • Bảo trì van : kiểm tra về khả năng hoạt động và bảo dưỡng van khóa, van giám sát tầng, rọ hút, y lọc, van 1 chiều, van xả khí, công tắc dòng chảy, khớp nối chống rung….
  • Bảo trì đầu phun Sprinkler: thay thế đầu phun có dấu hiệu hỏng, rò rỉ bằng đầu phun mới. Làm sach bụi bẩn, bám cặn các đầu phun cũ.
  • Bảo trì lăng phun, cuộn vòi, van góc: Kiểm tra độ kín của van, vòi, các khớp nối, khả năng chịu áp lực nước… thay thế nếu cần thiết.
  • Bảo trì trụ nước chữa cháy và trụ tiếp nước chữa cháy: Kiểm tra độ kín của van khóa, kiểm tra khả năng kết nối của đầu trụ với cuộn vòi, lăng phun chữa cháy. Sơn lại trụ và hộp đựng lăng, vòi chữa cháy….
  • Bảo trì hệ thống chữa cháy đóng gói

3.  Kiểm tra hoạt động của hệ thống PCCC

  • Kiểm tra thử áp lực toàn bộ đường ống cấp nước chữa cháy, tiến hành hàn kín nếu có hiện tượng rò rỉ, sơn lại các khu vực bong tróc….
  • Kiểm tra khả năng hoạt động của các bình chữa cháy xách tay, lượng khí, bột trong bình, kiểm tra chốt an toàn… tiến hành sục nạp bình nếu có dấu hiệu tụt áp.
  • Mỗi tuần một lần tiến hành kiểm tra lượng nước dự trữ chữa cháy trong bể, vận hành máy bơm chữa cháy chính và máy bơm chữa cháy dự phòng.
  • Ít nhất sáu tháng một lần kiểm tra các họng nước chữa cháy, kiểm tra độ kín các đầu nối khi lắp với nhau, khả năng đóng mở các van và phun thử 1/3 tổng số họng nước chữa cháy.
  • Mỗi năm một lần tiến hành phun thử kiểm tra chất lượng toàn bộ vòi phun, đầu nối, lăng phun đã trang bị; vệ sinh toàn bộ các van đóng mở nước và lăng phun nước, thay những thiết bị không đảm bảo chất lượng.
  • Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà được định kỳ bảo dưỡng kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất không quá một năm một lần.

3.  Hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp: Sự cố – Exit

Công tác bảo trì đèn Sự cố – Exit bao gồm kiểm tra khả năng hoạt động của đèn, kiểm tra độ sáng, nguồn dự phòng…. Tiến hành sửa chữa thay mới các đèn có dấu hiệu hỏng hóc.

 

III. MẪU THEO DÕI, QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ PCCC

Để việc quản lý và kiểm tra khả năng vận hành HT PCCC trong công trình đạt hiệu quả, chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng mẫu theo dõi, quản lý trang thiết bị trong công trình như sau ( Các mẫu này có thể được tham khảo từ các tài liệu, tiêu chuẩn hiện nhà của Nhà nước ):