Bảng đối chiếu hệ thống thông gió và chống tụ khói

01.11.2022 Văn bản hướng dẫn admin

BẢNG ĐỐI CHIẾU THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Bảng đối chiếu hệ thống thông gió và chống tụ khói

 

1. Tên công trình/phương tiện: Hệ thống thông gió và chống tụ khói

2. Địa điểm xây dựng:

3. Chủ đầu tư/phương tiện:

4. Cơ quan thiết kế:

5. Cán bộ thẩm duyệt:

6. Nội dung kiểm tra đối chiếu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định:

QCVN 06:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

– TCVN 5687:2010: Thông gió, điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế.

7. Nội dung kiểm tra đối chiếu theo tiêu chuẩn quy định:

*Chú thích: (+) – Đạt; (KN) – Kiến nghị

7.1 Hệ thống hút khói

A, Yêu cầu trang bị
1, Sảnh, hành lang (D.2-QCVN 06:2021/BXD)

a) Từ hành lang và sảnh của nhà ở, nhà công cộng, nhà hành chính – sinh hoạt và nhà hỗn hợp có chiều cao lớn hơn 28 m. Chiều cao của nhà được xác định theo 1.4.8.

b) Từ các hành lang của tầng hầm, tầng nửa hầm không có thông gió tự nhiên của các nhà ở, nhà công cộng, nhà hành chính – sinh hoạt, nhà sản xuất và nhà hỗn hợp, mà hành lang này dẫn vào các khu vực thường xuyên có người.

c) Từ các hành lang có chiều dài lớn hơn 15 m, không có thông gió tự nhiên của các nhà sản xuất, nhà kho hạng A, B và C từ 2 tầng trở lên, cũng như của các công trình công cộng và nhà hỗn hợp từ 6 tầng trở lên.

d) Từ hành lang và sảnh chung của nhà hỗn hợp có buồng thang bộ thoát nạn không nhiễm khói

2, Khoảng thông tầng(D.2-QCVN 06:2021/BXD)

e) Từ các sảnh thông tầng của nhà có chiều cao lớn hơn 28 m, cũng như từ các sảnh thông tầng có chiều cao lớn hơn 15 m vàtừ các hành lang có cửa đi hoặc ban công mở thông với không gian của sảnh thông tầng trên.

3, Gian phòng(D.2-QCVN 06:2021/BXD)

f) Từ các gian phòng sản xuất và kho có số chỗ làm việc ổn định (đối với gian phòng lưu trữ dạng kệ thì không phụ thuộc vào số chỗ làm việc ổn định) hạng nguy hiểm cháy A, B, C trong nhà bậc chịu lửa I đến IV, hoặc hạng nguy hiểm cháy D, E trong nhà bậc chịu lửa IV, V.

g) Từ các khu vực tiếp cận vào buồng thang bộ thoát nạn không nhiễm khói, hoặc từ các gian phòng không có thông gió tự nhiên sau:

− Diện tích từ 50 m2 trở lên, thường xuyên hoặc nhất thời tập trung từ 50 người trở lên, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, không tính diện tích chiếm chỗ của các thiết bị, vật dụng.

− Các gian thương mại, trưng bày sản phẩm hàng hóa.

− Các phòng đọc và lưu trữ sách của thư viện, các gian triển lãm, bảo tàng códiện tích từ 50 m2 trở lên có chỗ làm việc ổn định, dùng để lưu trữ hoặc sử dụng các chất và vật liệu cháy.

− Phòng thay đồ, gửi đồ diện tích từ 200 m2 trở lên.

h) Các gian phòng lưu giữ ô-tô, xe máy của các gara ô-tô, xe máy ngầm và gara ô-tô, xe máy kín trên mặt đất được bố trí riêng hoặc xây trong hoặc xây liền kề với các nhà có chức năng khác (với việc chuyển xếp ô-tô có hoặc không có lái xe tham gia) và cả các đường dốc được cách ly của các gara ô-tô này.

Cho phép thiết kế hút khói qua hành lang bên cạnh của gian phòng có diện tích đến 200 m2 hạng nguy hiểm cháy C1, C2, C3 cũng như công năng khác lưu trữ hoặc sử dụng chất và vật liệu cháy.

Đối với các gian phòng thương mại và văn phòng diện tích không lớn hơn 800 m2 khi khoảng cách từ điểm xa nhất của gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất không lớn hơn 25 m thì cho phép hút khói qua các hành lang, sảnh, thông tầng bên cạnh.

4, Các khu vực không cần hút khói (D.3-QCVN 06:2021/BXD)

a) Các gian có diện tích đến 200 m2, được trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt hoặc nước (trừ gian phòng hạng nguy hiểm cháy A, B và các gara đỗ xe kín được đỗ xe nhờ lái xe).

b) Các gian phòng được trang bị chữa cháy tự động bằng khí, bột, aerosol (trừ các gara đỗ xe kín được đỗ xe nhờ lái xe).

c) Các hành lang và sảnh khi tất cả các gian phòng có cửa

đi vào hành lang hoặc sảnh này đã được thoát khói trực tiếp.
d) Các gian phòng diện tích đến 50 m2 nằm trong gian phòng chính đã được thoát khói.

e) Các gian phòng công năng công cộng xây dựng tại tầng 1 (tầng trệt) trong các nhóm F1.2 và F1.3, có kết cấu ngăn cách với khu vực ở và có lối ra thoát nạn trực tiếp ra bên ngoài khi khoảng cách từ điểm xa nhất của gian phòng đến lối ra này không lớn hơn 25 m và diện tích không lớn hơn 800 m2.

B, Thiết kế độc lập các hệ thống hút khói
1, Độc lập giữa các khoang cháy

Lưu ý: Việc hút khói phải độc lập từng khoang cháy: Nếu từng tầng của công trình đã được điều khiển mở van khói bằng tín hiệu báo cháy và bằng tay khi có cháy thì được coi là độc lập.

– Hệ thống chống khói phải độc lập cho từng khoang cháy.

– Đối với nhà F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp có chiều cao từ 50 m đến 150m: Mỗi đơn nguyên hoặc một khoang cháy (khi không phân thành đơn nguyên) phải có hệ thống bảo vệ chống cháy hoạt động độc lập và có phòng phương tiện chữa cháy ban đầu

2, Độc lập giữa hệ thống hút khói hành lang và hút khói gian phòng

Hệ thống hút khói bảo vệ các hành lang phải riêng biệt với hệ thống hút khói để bảo vệ các phòng.

3, Độc lập giữa các tầng hầm

Trong các gara ô tô ngầm các hệ thống thông gió cần được tách riêng cho từng tầng.

4, Độc lập giữa các gian phòng của nhà nhóm F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp có chiều cao > 50m

Các nhóm gian phòng với công năng khác nhau đặt trong phạm vi của cùng một khoang cháy phải có hệ thống thông gió, điều hòa và sưởi ấm không khí hoạt động độc lập.

C, Quạt thải khói

1, Bảo vệ chống cháy cho quạt thải khói

– Quạt thải khói cần được che chắn bằng vách ngăn cháy loại 1 (đặt trong nhà).

2, Bảo vệ chống cháy cho quạt thải khói đối với nhà nhóm F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp chiều cao > 50 m

– Các quạt dùng để đẩy các sản phẩm cháy ra ngoài phải được đặt trong các gian phòng riêng biệt, được bao bọc bằng các vách ngăn cháy loại 1, được thông gió đảm bảo trong trường hợp có cháy nhiệt độ không khí trong phòng không vượt quá 60°C.

3, Điều khiển quạt thải khói

Khởi động theo tín hiệu liên động với báo cháy. Phải bố trí công tắc và đèn chỉ thị tại phòng trực chống cháy hoặc gần tủ trung tâm báo cháy.

4, Thời gian chịu lửa của quạt hút khói

– Việc bố trí các quạt hút với giới hạn chịu lửa phù hợp (ví dụ: 0,5 h ở 200oC; 0,5 h ở 300oC; 1 h ở 300oC; 1 h ở 400oC; 1 h ở 600oC hoặc 1,5 h ở 600oC, …) phải được thực hiện căn cứ vào nhiệt độ tính toán của dòng khí chuyển dịch, tương ứng với hạng của gian phòng được phục vụ.

– Đối với các nhà có chiều cao > 50m: Giới hạn chịu lửa của các quạt hút phải đáp ứng được yêu cầu làm việc theo nhiệt độ tính toán của dòng khí.

D, Cửa thu khói

1, Cửa thu khói lắp đặt trên trần hành lang

– Cửa thu khói của các giếng hút khói để hút khói từ các hành lang phải đặt ở dưới trần của hành lang và không được thấp hơn dạ cửa (cạnh trên của lỗ cửa đi của lối ra thoát nạn). Cho phép đặt các cửa thu khói trên các ống nhánh dẫn vào giếng hút khói.

– Chiều dài hành lang cần lắp một cửa thu khói không được lớn hơn 30m

2, Chiều cao lắp đặt của cửa thu khói

– Trên nhánh hút khói hành lang hay sảnh bố trí không quá 02 cửa thu khói.

– Khoảng cách từ mặt sàn đến mép dưới của cửa thu khói ≥ 2m.

– Khoảng cách từ trần/mái đến mép trên của cửa thu khói ≥ 0,4m.

3, Diện tích bảo vệ của 01 cửa thu khói gian phòng

Khi hút khói trực tiếp từ các gian phòng có diện tích lớn hơn 3.000 m2 thì phải chia thành các vùng khói có diện tích không lớn hơn 3.000 m2 và phải tính đến khả năng xảy ra cháy ở một trong các vùng đó. Mỗi cửa thu khói chỉ được tính phục vụ cho một diện tích không quá 1.000 m2.

E, Đường ống hút khói

1, Yêu cầu chung về giới hạn chịu lửa của đường ống thu khói

Phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa bảo đảm:

− EI 120 – đối với các đường ống và kênh dẫn khói nằm bên ngoài phạm vi của khoang cháy mà hệ thống đó phục vụ; khi đó tại các vị trí đường ống và kênh khói đi xuyên qua tường, sàn ngăn cháy của khoang cháy không được lắp các van ngăn cháy loại thường mở.

− EI 60 – đối với các đường ống và kênh dẫn khói nằm trong phạm vi của khoang cháy được phục vụ, khi sử dụng để thải khói từ các gara để xe dạng kín.

− EI 45 – đối với đường ống và kênh dẫn khói theo phương đứng nằm trong phạm vi của khoang cháy được phục vụ, khi hút sản phẩm cháy trực tiếp tại khu vực phục vụ đó.

− EI 30 – đối với các trường hợp khác nằm trong phạm vi khoang cháy được phục vụ.

CHÚ THÍCH: Không yêu cầu giới hạn chịu lửa đối với các đường ống nằm trong kênh hoặc giếng kỹ thuật được bao bọc bởi các bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa tương đương theo quy định.

2,Đối với nhà nhóm F1.2, F 4.3 và nhà hỗn hợp chiều cao từ 50m đến 150m

* Lưu ý:

– GHCL của đường ống thu khói khu vực gara là EI 60;

– Đối với các gian phòng có số người đồng thời < 50 người tuy nhiên diện tích > 200 m2 thì giới hạn chịu lửa của đường ống thu khói phải tối thiểu là EI 30

− Các ống dẫn khí và kênh dẫn làm từ vật liệu không cháy

có giới hạn chịu lửa không thấp hơn:

+ EI 45 – đối với các phòng có mặt đồng thời 50 người trở lên, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), trong một khoảng thời gian nhất định và đối với các sảnh thông tầng;

+ EI 180 – đối với các ống dẫn khí và các kênh dẫn nằm bên ngoài khoang cháy mà chúng phục vụ;

+ EI 120 – Đối với các ống dẫn khí thẳng đứng và các kênh

dẫn nằm trong phạm vi khoang cháy mà chúng phục vụ.

3, Ngăn cháy lan

Không được đặt ống gió đi ngang qua khung cầu thang (trừ đường ống tăng áp) và qua các gian hầm trú ẩn.

F, Van ngăn lửa

1,Yêu cầu chung

a) Van ngăn lửa; trên ống thu của mỗi tầng tại những điểm đấu nối vào ống góp đứng hay ống góp ngang trong nhà công cộng, nhà hành chính – dịch vụ hay nhà sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ D

c) Van ngăn lửa: trên ống gió phục vụ cho các gian sản xuất cấp A, B hay C và tại những điểm ống gió cắt ngang qua tường ngăn lửa hay sàn nhà;

d) Van ngăn lửa: trên mỗi ống góp gió đặt xuyên qua phòng (ở khoảng cách không quá 1 m cách nhánh rẽ gần nhất dẫn tới quạt) phục vụ cho một nhóm phòng của một trong các nhóm sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A, B hay C (trừ kho chứa) có diện tích chung không lớn hơn 300 m2 trong phạm vi của một tầng có cửa đi thông ra hành lang chung.

Van ngăn lửa nêu trong 5.12.1 a) và 5.12.1 c) phải được đặt trên vách ngăn, trực tiếp sát vách ngăn ở bất kỳ phía nào của vách hoặc cách vách ngăn một đoạn, nhưng phải đảm bảo khả năng chịu lửa của đoạn ống gió kể từ vách ngăn đến van tương đương với khả năng chịu lửa của vách

2, Đối với nhà nhóm F1.2, F 4.3 và nhà hỗn hợp chiều cao

* Lưu ý: Van ngăn lửa phải là van điện (không được sử dụng van FD).

Các van ngăn cháy phải có thiết bị dẫn động điều khiển từ xa và tự động. Không cho phép sử dụng các van ngăn cháy với bộ dẫn động bằng các phần tử nhiệt. Giới hạn chịu
lửa của các van chặn lửa phải đảm bảo các quy định sau:− Không thấp hơn EI 90, khi bộ phận ngăn cháy tương ứng có giới hạn chịu lửa REI 120 hoặc cao hơn.

− Không thấp hơn EI 60, khi bộ phận ngăn cháy tương ứng có giới hạn chịu lửa REI 60

3, Lưu ý về van ngăn lửa, van chặn lửa, van khói

Các van ngăn khói, van khói, van ngăn cháy, van chặn lửa, van ngăn lửa được nêu trong QCVN 06:2021/BXD và TCVN 5687:2010 đều là có tác dụng ngăn cháy và thuộc diện kiểm định theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Các van này trong từng hệ thống riêng biệt như hệ thống thông gió, hút mùi, điều hòa không khí…, hệ thống bảo vệ chống tụ khói được hiểu như sau:

– Van ngăn khói, van khói được hiểu là van lắp trong hệ thống hút khói, có giới hạn chịu lửa được quy định như sau:

+ Đối với công trình thuộc phụ lục A.2, QCVN 06:2021/BXD: căn cứ quy định tại Điều A.2.29.9, QCVN 06:2021/BXD;

+ Đối với các dạng công trình khác nằm ngoài phụ lục A.2, QCVN 06:2021/BXD: căn cứ quy định tại Điều D.9, phụ lục D QCVN 06:2021/BXD và Điều 6.12 TCVN 5687:2010.

– Van ngăn cháy, van chặn lửa, van ngăn lửa được hiểu là van gắn trên tường và bộ phận ngăn cháy của các hệ thống thông gió khác mà không phải của hệ thống hút khói như hệ thống cấp khí vào bảo vệ chống khói (hệ thống tăng áp), hệ thống hút mùi, điều hòa không khí… Giới hạn chịu lửa của các loại van này như sau:

+ Đối với công trình thuộc phụ lục A.2, QCVN 06:2021/BXD: Van ngăn cháy trong hệ thống tăng áp căn cứ theo quy định tại Điều A.2.29.12 QCVN 06:2021/BXD; Van ngăn cháy, van chặn lửa, van ngăn lửa trong hệ thống hút mùi, điều hòa không khí… căn cứ theo quy định tại Điều A.2.29.8 QCVN 06:2021/BXD;

+ Đối với công trình không thuộc phụ lục A.2, QCVN 06:2021/BXD: Van ngăn cháy, van chặn lửa, van ngăn lửa trong hệ thống tăng áp, hệ thống hút mùi, điều hòa không khí… căn cứ theo quy định tại Điều 5.12.13 TCVN 5687:2010

G, Cửa thoát khói

1, Khoảng cách từ miệng thải đến miệng lấy gió trên mái

Bố trí cửa lấy gió ngoài cách cửa xả khói trên mái không dưới 5 m.(Điểm f-Điều 6.20-TCVN 5687:2010)

2, Khoảng cách từ miệng thải đến miệng lấy gió tại mặt đứng của nhà nhóm F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp chiều cao > 50m

Khoảng cách theo phương ngang giữa các thiết bị tiếp nhận không khí bên ngoài (miệng hút) và miệng phun của cùng một hệ thống xả khí lắp trên một mặt đứng ngoài nhà phải đảm bảo không nhỏ hơn 10 m. Nếu không đảm bảo khoảng cách theo phương ngang thì phải đảm bảo khoảng cách theo phương đứng không nhỏ hơn 6 m.(A.2.29.4-QCVN 06:2021/BXD)

3, Vận tốc thải khói của quạt thải khói trực tiếp ra bên ngoài tường nhà

Qua các ô thoáng, giếng thải nằm trên tường ngoài không có ô cửa hoặc cách các ô cửa không nhỏ hơn 5m theo cả phương ngang và phương đứng và cách mặt đất hơn 2 m. Khoảng cách đến ô cửa có thể giảm xuống nếu bảo đảm vận tốc thải khói không nhỏ hơn 20 m/s.(D.9-QCVN 06:2021/BXD)

4, Trục thải khói

– Qua các giếng thải khói tách biệt nằm trên mặt đất ở khoảng cách không nhỏ hơn 15m tính đến tường ngoài có ô cửa và các miệng hút của hệ thống điều hòa không khí, tăng áp của nhà đó cũng như nhà lân cận.

– Cho phép xả khói từ các ống hút khói từ tầng hầm và tầng nửa hầm qua các khoang được thông gió. Trong trường hợp này, miệng xả khói phải được đặt cách nền của khoang thông gió ít nhất là 6m (cách kết cấu của một ngôi nhà ít nhất là 3m theo chiều đứng và 1m theo chiều ngang) hoặc đối với thiết bị xả dạng ướt phải cách mặt sàn ít nhất là 3m. Không lắp các van khói trên những ống này. (D.9-QCVN 06:2021/BXD)

H, Điều khiển hệ thống

1, Logic hoạt động của hệ thống

Liên động giữa hệ thống báo cháy tự động với hệ thống thông gió, điều hòa không khí, hệ thống chống tụ khói để điều khiển liên động ngắt hệ thống thông gió, điều hòa không khí và khởi động hệ thống bảo vệ chống khói, mở van thải khói.(Đ 9.3-TCVN 5687:2010)

2, Chế độ điều khiển

* Lưu ý phải có cơ cấu cưỡng bức bằng tay tại vị trí van khói tầng (mở bằng 03 cơ cấu). Có thể chấp thuận mở van khói ngay tại vị trí bố trí bằng công tắc mở trên van khói.

– Qua các giếng thải khói tách biệt nằm trên mặt đất ở khoảng cách không nhỏ hơn 15m tính đến tường ngoài có ô cửa và các miệng hút của hệ thống điều hòa không khí, tăng áp của nhà đó cũng như nhà lân cận.(Đ 6.17-QCVN 06:2021/BXD)

– Cho phép xả khói từ các ống hút khói từ tầng hầm và tầng nửa hầm qua các khoang được thông gió. Trong trường hợp này, miệng xả khói phải được đặt cách nền của khoang thông gió ít nhất là 6m (cách kết cấu của một ngôi nhà ít nhất là 3m theo chiều đứng và 1m theo chiều ngang) hoặc đối với thiết bị xả dạng ướt phải cách mặt sàn ít nhất là 3m. Không lắp các van khói trên những ống này.(Đ 9.3-TCVN 5687)

3, Chế độ điều khiển của nhà nhóm F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp chiều cao  > 50 m

Thực hiện bằng cả chế độ tự động (từ hệ thống phát hiện cháy) và điều khiển từ xa (từ bàn điều khiển của kíp trực của nhân viên điều độ và từ các nút bấm bố trí ở các lối ra thoát nạn của các tầng hoặc ở các tủ chữa cháy). Trong tất cả các kịch bản về tình huống nguy hiểm cháy, phải ngắt các hệ thống thông gió và điều hòa không khí thông thường (không được sử dụng ở chế độ bảo vệ chống khói), và mở ngay hệ thống thông gió thoát khói và cấp khí vào cho bảo vệ chống khói.(A.2.29.13-QCVN 06:2021/BXD)

I, Giải pháp thoát khói tự nhiên

1, Điều kiện áp dụng

Trong các nhà nhiều tầng phải có hệ thống thoát khói dạng cơ khí. Chỉ chấp thuận thoát khói tự nhiên đối với nhà 01 tầng. Việc thoát khói phải qua các ống có van, cửa nắp hoặc các ô lấy sáng không bịt kín.(D.8-QCVN 06:2021/BXD)

2, Thoát khói tự nhiên gian phòng (Chú thích 3-D.2-QCVN 06:2021/BXD)

* Lưu ý: Nếu chiều cao thông thủy lắp đặt của các giá đỡ, máy móc, dây chuyền, thiết bị, công nghệ ≥ 2,2 m thì phải bố trí các ô cửa, louver để thoát khói tự nhiên ở trên cao độ của máy móc, dây chuyền công nghệ, kệ hàng.

Các ô cửa, louver thoát khói phải bố trí đối xứng nhau để bảo đảm thoát khói khi có cháy.

– Các ô cửa mở trên cấu trúc bên ngoài ở độ cao không nhỏ hơn 2,2 m từ mặt sàn đến mép dưới của ô cửa và với tổng diện tích không nhỏ hơn 2,5 % diện tích sàn của gian phòng. Nếu chỉ có cấu trúc bên ngoài nằm ở 1 phía của gian phòng thì khoảng cách từ cấu trúc bên ngoài đến tường đối diện với các ô cửa mở không được lớn hơn 20 m. Nếu các ô cửa mở nằm ở hai cấu trúc bên ngoài đối diện nhau thì khoảng cách giữa hai cấu trúc đó không lớn hơn 40 m.

– Từ các vùng gần cửa sổ, với chiều rộng tới 15 m, cho phép thoát khói qua các lỗ cửa nhỏ của cửa sổ (cửa chớp) mà cạnh dưới của lỗ cửa ở độ cao không nhỏ hơn 2,2 m tính từ mặt nền.

3, Thoát khói tự nhiên hành lang

Để thông gió tự nhiên khi cháy cho hành lang thì trên mỗi 30 m chiều dài hành lang phải có các ô cửa mở trên cấu trúc bên ngoài được bố tríở độ cao không nhỏ hơn 2,2 m từ mặt sàn đến mép dưới của ô cửa và tổng diện tích không nhỏ hơn 2,5 % diện tích sàn hành lang.(Chú thích 2-D.2-QCVN 06:2021/BXD)

4, Thoát khói tự nhiên cho gara nổi

4.1, * Lưu ý: Các gara ô tô bố trí trong nhà có chức năng khác không được thoát khói tự nhiên phải thiết kế thoát khói cơ khí cưỡng bức.

– Các gara ô-tô, xây trong nhà có chức năng khác, không được đẩy khói qua các lỗ cửa mở.

– Cho phép thoát khói tự nhiên qua cửa sổ và cửa trời được trang bị cơ cấu cơ khí để mở ô thoáng ở phần trên của cửa sổ từ mức 2,2 m trở lên (kể từ mặt sàn đến mép dưới của ô thoáng) và để mở các lỗ cửa trời. Trong trường hợp này, tổng diện tích của các lỗ cửa mở được xác định theo tính toán nhưng không được nhỏ hơn 0,2% diện tích phòng, còn khoảng cách từ các cửa sổ đến điểm xa nhất trong phòng không được vượt quá 18 m.( 2.3.3.5-QCVN 13:2018/BXD và 2.3.3.5-QCVN 06:2021/BXD )

4.2, * Lưu ý: Các lỗ mở của các gara ô tô phải có giải pháp ngăn cháy lan. Chỉ đồng ý thoát khói tự nhiên đối với gara độc lập.

– Đối với gara độc lập: Phía trên các lỗ cửa của các gara ô-tô được xây bên trong hoặc liền kề các nhà có chức năng khác (trừ các nhà nhóm F 1.4) phải bố trí các mái đua làm từ các vật liệu không cháy. Phần đua ra của mái đua này phải không ít hơn 1 m và khoảng cách từ mép mái đua tới mép dưới của các lỗ cửa sổ phía trên nó của các nhà trên không nhỏ hơn 4 m hoặc cửa sổ phải làm bằng vật liệu không cháy.(2.2.1.5-QCVN 13:2018/BXD )

M, Tính toán công suất quạt hút khói cưỡng bức (Tính công suất quạt cho tầng bị cháy và 02 tầng liền kề (03 tầng), điều khiển mở van khói tự động cho tầng bị cháy và có thể điều khiển mở cưỡng bức tối đa 03 tầng)

1, Thải khói hành lang (L.1-Phụ lục L-TCVN 5687:2010)

a) Đối với nhà ở:

G1 = 3420.B.n.H1,5 (kg/h)

b) Đối với nhà công cộng, nhà hành chính – sinh hoạt và nhà sản xuất:

G1 = 4300.B.n.H1,5.Kd (kg/h)

Trong đó:

B, m – Chiều rộng của cánh cửa lớn hơn mở từ hành lang hay sảnh vào cầu thang/ra ngoài;

H, m – Chiều cao của cửa đi; khi chiều cao lớn hơn 2,5 m thì lấy H = 2,5 m;

 Kd – hệ số thời gian mở cửa, Kd = 1 nếu lượng người thoát nạn hơn 25 người qua một cửa, Kd = 0,8 nếu người thoát nạn dưới 25 người đi qua một cửa;

n – hệ số phụ thuộc vào chiều rộng tổng cộng của các cánh lớn cửa đi mở từ hành lang vào cầu thang hay ra ngoài trời khi có cháy, lấy theo Bảng L.1.

2, Thải khói gian phòng (L.1-Phụ lục L-TCVN 5687:2010)

1. Lưu lượng khói đối với các phòng có diện tích dưới 1 600 m2 hay đối với bể khói cho phòng có diện tích lớn hơn (xem 6.8) cần được xác định theo công thức:

G = 678,8 Pfy1,5Ks

Trong đó:         

Pf – chu vi vùng cháy trong giai đoạn đầu, m, nhận bằng trị số lớn nhất của chu vi thùng chứa nhiên liệu hở hoặc không đóng kín, hoặc chỗ chứa nhiên liệu đặt trong vỏ bao từ vật liệu cháy.

Đối với các phòng có trang bị hệ thống phun nước chữa cháy (sprinkler), thì lấy giá trị Pf = 12 m. Nếu chu vi vùng cháy không thể xác định được thì cho phép xác định chu vi này theo công thức:

4 ≤ Pf = 0,38A0,5 ≤ 12

trong đó:

A là diện tích của gian phòng hay của bể chứa khói, tính bằng mét vuông (m2);

y là khoảng cách, tính bằng m, từ mép dưới của vùng khói đến sàn nhà, đối với gian phòng lấy bằng 2,5 m, hoặc đo từ mép dưới của vách lửng hình thành bể chứa khói đến sàn nhà;

Ks là hệ số, lấy bằng 1,0; còn đối với hệ thống thải khói bằng hút tự nhiên kết hợp với chữa cháy bằng hệ phun nước sprinkler thì lấy K = 1,2.

* Chú thích: Với trị số vùng cháy Pf lớn hơn 12 m hay khoảng cách y lớn hơn 4 m thì lưu lượng khói phải được xác định theo L.3 của Phụ lục này.

3, Thải khói gara ô tô (Phụ lục G-TCVN 5687)

Q = V x m

Trong đó:

V: Thể tích khoang cháy

m: Bội số trao đổi không khí khi xảy ra sự cố (tính theo tỷ lệ tăng chiều cao).

– Bội số trao đổi không khí Gara ô tô theo phục lục G TCVN 5687:2010 là 6.

Áp dụng đối với chiều cao phòng 2,5 m. Khi chiều cao phòng trên 2,5m, phải tính theo tỷ lệ tăng của chiều cao.

– Bội số trao đổi không khí Gara ô tô quy định tại Điều 6.1.9 của Tiêu chuẩn CP 13:1999 của Singapore là 9.

N, Nguồn điện cấp cho hệ thống hút khói

1, Yêu cầu chung

Nguồn điện cấp cho thông gió sự cố, chống khói cần được bố trí tối thiểu 02 nguồn điện ưu tiên (01 nguồn chính và 01 nguồn dự phòng). ( Điều 9.1 TCVN 5687: 2010 )

2, Đối với nhà nhóm F1.2, F 4.3 và nhà hỗn hợp cao > 50 m (A.2.28.1-QCVN 06:2021/BXD)

Điện cấp cho các hệ thống thiết bị kỹ thuật nêu dưới đây phải đảm bảo duy trì sự làm việc của các thiết bị đó trong thời gian không ít hơn 3 h kể từ khi có cháy và phải được
lấy từ 3 nguồn cấp độc lập:− Thang máy chữa cháy.− Các thiết bị của hệ thống bảo vệ chống cháy.

− Hệ thống báo cháy tự động và hướng dẫn thoát nạn.
− Các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động và cấp nước chữa cháy.

− Các thiết bị bảo vệ chống cháy cho hệ thống thiết bị kỹ thuật.

− Các trang thiết bị phục vụ cứu hộ – cứu nạn

7.2, Hệ thống tăng áp

A, Yêu cầu trang bị( D10-QCVN 06:2021/BXD )

Việc bảo vệ chống khói phải cung cấp không khí từ bên ngoài vào các khu vực sau:

a) Trong giếng thang máy (khi không thể hỗ trợ cấp khí các khoang đệm trong điều kiện có cháy) ở những nhà có buồng thang không nhiễm khói.

b) Trong khoang đệm của thang máy chữa cháy.

c) Trong các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2.

d) Trong các khoang đệm của buồng thang bộ không nhiễm khói loại N3.

e) Trong các khoang đệm trước thang máy (bao gồm cả thang máy) trong các tầng hầm và tầng nửa hầm.

f) Các khoang đệm ở cầu thang bộ loại 2, dẫn đến các gian phòng của tầng 1 của tầng hầm hoặc tầng nửa hầm, trong các phòng có sử dụng hoặc cất giữ các vật chất và vật liệu cháy. Trong các khoang đệm ở các gian xưởng luyện, đúc, cán và các gian gia công nhiệt khác cho phép cấp không khí vào từ các gian thông khí của nhà.

g) Trong các khoang đệm ở lối vào sảnh kín và hành lang từ các tầng hầm và tầng nửa hầm của sảnh kín và hành lang theo D.2

h) Khoang đệm ở lối vào các sảnh thông tầng và khu bán hàng, từ cao trình của các tầng nửa hầm và tầng hầm.

i) Khoang đệm ở các buồng thang bộ loại N2 trong các nhà hỗn hợp, nhà ở cao trên 75 m, nhà chung cư cao trên 50 m.

j) Phần dưới của sảnh thông tầng, các khu bán hàng và các gian phòng khác được bảo vệ bằng hệ thống quạt hút, xả khói.

k) Các khoang đệm ngăn chia gian phòng giữ ô-tô của các gara kín trên mặt đất và của gara ngầm với các gian phòng sử dụng khác.

l) Khoang đệm ngăn chia gian giữ ô-tô với đường dốc kín của các gara ngầm hoặc thiết bị tạo màn không khí bố tríở trên cửa đi (cổng) từ phía gian phòng giữ ô-tô của gara ngầm.

m) Khoang đệm ở các lối ra từ buồng thang bộ loại N2 đi vào sảnh lớn thông với các tầng trên của nhà hỗn hợp.

n) Khoang đệm (sảnh thang máy) ở lối ra từ thang máy vào các tầng nửa hầm và tầng hầm của nhà hỗn hợp.

B, Các khu vực phải bảo đảm có áp suất dư trong khoảng 20 Pa đến 50Pa khi có cháy

– Phải trang bị và bảo đảm áp suất không khí không thấp hơn 20 Pa ở các vị trí sau:

+ Phần dưới của giếng thang máy khi các cửa vào giếng thang máy đóng kín ở tất cả các tầng (trừ tầng dưới).

+ Phần dưới của mọi khoang của buồng thang N2, N3 khi cửa tại tầng có cháy để mở, các tầng còn lại đóng kín.

Tốc độ gió không thấp hơn 1,3 m/s.

– Phải trang bị và bảo đảm áp suất không khí không thấp hơn 20 Pa và không lớn hơn 50 Pa tại giếng thang máy, buồng thang N2 và khoang đệm thang N3. Khi tính toán các thông số của hệ thống cấp không khí vào phải kể đến:

a) Độ dư của áp suất không khí không thấp hơn 20 Pa và không lớn hơn 50 Pa – ở các giếng thang máy, ở các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2, ở các khoang đệm của buồng thang bộ không nhiễm khói loại N3 trong các không gian liền kề (hành lang, sảnh).

b) Các cửa hai cánh có diện tích lớn.

c) Các buồng thang máy thông với chiếu tới của thang bộ và khi các cửa thang máy ở tầng đang xét để mở.Trong các gara ô-tô dạng kín, các đường dốc chung cho tất cả các tầng phải được ngăn cách (cách ly) trên mỗi tầng với các phòng lưu giữ xe bằng các vách, cửa và các khoang đệm ngăn cháy có áp suất không khí dương khi có cháy.

– Trong các gara ô-tô dạng kín, các đường dốc chung cho tất cả các tầng phải được ngăn cách (cách ly) trên mỗi tầng với các phòng lưu giữ xe bằng các vách, cửa và các khoang đệm ngăn cháy có áp suất không khí dương khi có cháy theo Bảng 2

– Trong các gara ô-tô ngầm có hai tầng hầm trở lên, các lối ra từ các tầng hầm vào các buồng thang bộ và các lối ra từ các giếng thang máy phải bố trí đi qua các khoang đệm ngăn cháy có áp suất không khí dương khi có cháy ở từng tầng.

C, Khoảng cách giữa các điểm cấp gió

Trong các hệ thống cấp gió cho buồng thang nhà cao từ 05 tầng trở lên, khoảng cách giữa các điểm cấp gió không được vượt quá 2 tầng. (Điều 6.18 TCVN 5687:2010)

D, Khoảng cách giữa cửa lấy gió và cửa xả khói

Khói và sản phẩm cháy phải được xả ở bên ngoài nhà và công trình, điểm xả khói phải cách miệng lấy không khí của hệ thống cấp không khí ít nhất là 5 m. Miệng xả khói vào không khí phải đảm bảo khoảng cách đến các bề mặt làm bằng vật liệu cháy và các lỗ mở khác theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.(Mục F điều 6.20-QCVN 5687: 2010)

E, Van xả áp

Lưu ý: Nên sử dụng louver gió tự động điều chỉnh lượng gió cấp vào vị trí cần tăng áp.

Không bố trí van xả áp trên tường buồng thang, buồng đệm các tầng để xả áp ra hành lang thoát nạn hoặc vào bên trong không gian trần treo gây ảnh hưởng đến khả năng ngăn cháy lan và giới hạn chịu lửa của kết cấu ngăn cháy.(Bảng 1, Bảng 3-QCVN 06:2021/BXD)

F, Vật liệu ống dẫn gió

1, Yêu cầu chung

Chế tạo ống dẫn gió bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa 0,5 giờ.(TCVN 5687:2010-Mục d điều 6.20)

2, Đối với nhà nhóm F1.2, F 4.3 và nhà hỗn hợp chiều cao từ 50m đến 150m

_ Chiều dày tối thiểu, vật liệu của đường ống:

Các ống dẫn khí có quy định yêu cầu về khả năng chịu lửa phải được làm từ vật liệu không cháy, có chiều dày không nhỏ hơn 0,8 mm và phải có bộ phận bù dãn nở nhiệt dọc trục. Việc chèn đệm các mối nối của các ống dẫn khí phải được thực hiện bằng các vật liệu không cháy.(A.2.29.7-QCVN 06:2021/BXD)

_ Giới hạn chịu lửa của đường ống tăng áp trong nhà nhóm F1.2, F 4.3 và nhà hỗn hợp chiều cao từ 50m đến 150m:(A.2.29.11-QCVN 06:2021/BXD)

Các giếng bao bọc đường ống của hệ thống cấp không khí vào để bảo vệ chống khói phải có giới hạn chịu lửa không thấp hơn giới hạn chịu lửa của các sàn mà nó cắt qua. Giới hạn chịu lửa yêu cầu của các ống dẫn khí của hệ thống cấp khí vào này phải không được nhỏ hơn:

− EI 60 – đối với các ống dẫn khí theo tầng của hệ thống cấp khí vào cho các khoang đệm ngăn cháy, các hành lang cách ly của gara kín.

− EI 30 – đối với các ống dẫn khí của hệ thống cấp khí vào bảo vệ cho các buồng thang bộ và giếng thang máy, cũng như cho các khoang đệm ngăn cháy ở các cao trình trên mặt đất

G, Chế độ điều khiển

Tự động và bằng tay:

– Khởi động tự động qua tín hiệu liên động với hệ thống báo cháy tự động và bằng tay qua nút ấn tại phòng trực chống cháy tại tầng 1. (Điều 6.20 TCVN 5687:2010)

– Có bảng theo dõi, điều khiển bằng tay mở cưỡng bức quạt tại phòng trực chống cháy.(Điều 6.17 QCVN 06:2021/BXD)

H, Nguồn điện cấp cho hệ thống tăng áp

1, Yêu cầu chung

Nguồn điện cấp cho thông gió sự cố, chống khói cần được bố trí tối thiểu 02 nguồn điện ưu tiên (01 nguồn chính và 01 nguồn dự phòng).(Điều 9.1-TCVN 5687: 2010)

2, Đối với nhà nhóm F1.2, F 4.3 và nhà hỗn hợp cao > 50 m

Điện cấp cho các hệ thống thiết bị kỹ thuật nêu dưới đây phải đảm bảo duy trì sự làm việc của các thiết bị đó trong thời gian không ít hơn 3 h kể từ khi có cháy và phải được
lấy từ 3 nguồn cấp độc lập:− Thang máy chữa cháy.− Các thiết bị của hệ thống bảo vệ chống cháy

− Hệ thống báo cháy tự động và hướng dẫn thoát nạn.
− Các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động và cấp nước chữa cháy.

− Các thiết bị bảo vệ chống cháy cho hệ thống thiết bị kỹ thuật.

− Các trang thiết bị phục vụ cứu hộ – cứu nạn

.

 

 

 

Thang N3 thay thế thang N1Buồng thang bộ N1 có thể được thay thế như đã nêu trong 2.5.1c) với điều kiện hệ thống cung cấp không khí bên ngoài vào khoang đệm và vào buồng thang phải được cấp điện từ 03 nguồn ưu tiên (01 nguồn điện lưới và 02 nguồn máy phát điện dự phòng hoặc 02 nguồn điện ưu tiên và 01 nguồn điện dự phòng) bảo đảm nguyên tắc duy trì liên tục nguồn điện cấp cho hệ thống hoạt động ổn định khi có cháy xảy raChú thích tại Điều 3.4.12 QCVN 06:2021/BXD

 

Nguồn điện cấp cho hệ thống tăng áp khi có luận chứng03 nguồn (01 nguồn điện lưới, 02 nguồn điện dự phòng)Luận chứng được Cục và BXD duyệt (nếu có)

 

……(3)…………(4)……
 

 

 

 

 

(Chữ ký và họ tên)

 

 

 

 

 

(Chữ ký và họ tên)

 

Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;(2) Tên đơn vị thực hiện thẩm duyệt; (3) Họ tên và chữ ký của cán bộ thực hiện; (4) Ghi quyền hạn, chức vụ của người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị thẩm duyệt, nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản.

Bảng đối chiếu thẩm duyệt thiết kế về hệ thống phòng cháy chữa cháy

Cập nhật bài viết nổi bật

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THUỘC DIỆN KIỂM ĐỊNH

Phụ lục VII DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THUỘC DIỆN KIỂM ĐỊNH (Ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày...
Đọc thêm
11 Thg 02
khu vuc chua chay 3 - pccc.vn

BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Phụ lục IX BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (Ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020...
Đọc thêm
11 Thg 02

THÔNG TƯ SỐ 147/2020/TT-BCA QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE, DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNG

BỘ CÔNG AN ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 147/2020/TT-BCA Hà Nội,...
Đọc thêm
11 Thg 02
TOP