Quy định về PCCC tại bệnh viện mà bạn nên biết
PCCC (Phòng cháy chữa cháy) là một yêu cầu cần thiết trong thiết kế các công trình, đặc biệt là tại các bệnh viện. Vì vây, trong quá trình xây dựng, cần phải đảm bảo rằng các thiết kế PCCC được tuân thủ đầy đủ để bảo vệ tài sản và an toàn cho bệnh nhân, nhân viên y tế và khách hàng trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Trong bài viết này Hoàng Việt sẽ liệt kê những quy định về PCCC tại bệnh viện mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định áp dụng
– Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020: Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
– Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung;
– Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đầu tư công;
– QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
Cùng với đó là các tiêu chuẩn TCVN về phòng cháy, chữa cháy.
Điều kiện an toàn về PCCC tại bệnh viện

Theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, có quy định về danh mục cơ sở có quy hiểm về cháy, nổ trong đó có: Bệnh viện tỉnh, Bộ, ngành; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
– Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
– Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
– Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
Yêu cầu chung khi thiết kế hệ thống PCCC tại bệnh viện

Bậc chịu lửa
Xác định bậc chịu lửa của nhà phải căn cứ theo giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng theo quy định tại phụ lục F QCVN 06:2022 và phù hợp theo công năng sử dụng, số tầng cho phép của từng đối tượng dự án, công trình theo quy định tại phụ lục H của QCVN 06:2022.
Bộ phận chịu lực của nhà: Đối với bệnh viện cao trên 2 tầng trở lên phải có bậc chịu lửa I hoặc II và cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0. Đối với nhà bệnh viện 1 tầng được phép bậc chịu lửa bậc III.
Sàn giữa các tầng: Trong các nhà có bậc chịu lửa I, II, III thì sàn và trần của tầng hầm, tầng nửa hầm phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa ít nhất REI 90.
Tường ngoài không chịu lực: Cách xác định tường ngoài theo mục E3 phụ lục E:
- Bảng E.3 – Giới hạn chịu lửa của tường ngoài phụ thuộc vào khoảng cách phòng cháy chống cháy theo đường ranh giới
- Bảng E.4a – Tỷ lệ tổng diện tích lớn nhất của các lỗ mở không được bảo vệ chống cháy so với tổng diện tích bề mặt tường đối diện với đường ranh giới, % (cho các nhóm F3.1, F3.2; karaoke, vũ trường thuộc nhóm F2.1; nhóm F5 hạng C; Nhóm F5 hạng A, B thuộc Bảng E.3)
- Bảng E.4b – Tỷ lệ tổng diện tích lớn nhất của các lỗ mở không được bảo vệ chống cháy so với tổng diện tích bề mặt tường đối diện với đường ranh giới, % (cho các nhà nhóm khác thuộc Bảng E.3)
Khoảng cách an toàn PCCC tại bệnh viện
Bậc chịu lửa của nhà thứ nhất | Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà thứ nhất | Khoảng cách phòng cháy chống cháy tối thiểu, m, đến nhà ở và nhà công cộng thứ hai với bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu | |||
I, II, III S0 | II, III S1 | IV S0, S1 | IV, V S2, S3 | ||
1. Nhà ở và nhà công cộng | |||||
I, II, III | S0 | 6 | 8 | 8 | 10 |
II, III | S1 | 8 | 10 | 10 | 12 |
IV | S0, S1 | 8 | 10 | 10 | 12 |
IV, V | S2, S3 | 10 | 12 | 12 | 15 |
2. Nhà sản xuất và nhà kho | |||||
I, II, III | S0 | 10 | 12 | 12 | 12 |
II, III | S1 | 12 | 12 | 12 | 12 |
IV | S0, S1 | 12 | 12 | 12 | 15 |
IV, V | S2, S3 | 15 | 15 | 15 | 18 |
Khoảng cách từ gara để hở
a) Tới các nhà và công trình sản xuất:
– Có bậc chịu lửa bậc I, II, và III thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà S0:
+ Từ phía các tường không có lỗ cửa – không qui định;
+ Từ phía các tường có lỗ cửa – không nhỏ hơn 9m.
– Có bậc chịu lửa bậc IV thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà S0 và S1:
+ Từ phía các tường không có lỗ cửa – không nhỏ hơn 6 m;
+ Từ phía các tường có lỗ cửa – không nhỏ hơn 12m.
– Có bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy khác (QCVN 06:2022) – không nhỏ hơn 15 m.
b) Tới các nhà hành chính và dịch vụ của các xí nghiệp:
– Có bậc chịu lửa bậc I, II và III thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà S0 -không nhỏ hơn 9 m;
– Có bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy khác – không nhỏ hơn 15 m;
– Không quy định khoảng cách từ các bãi giữ ô-tô đến các nhà và công trình có bậc chịu lửa I, II thuộc cấp S0 trong khu vực của các trạm dịch vụ kỹ thuật cho xe con dưới 15 chỗ từ phía các tường không có lỗ cửa.
Đường giao thông phục vụ xe chữa cháy
Bố trí đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy cho nhà hỗn hợp phải đảm bảo:
a) Khi phần nhà không để ở (không thuộc nhóm F1.3) chỉ nằm ở phần dưới của tòa nhà, thì chiều cao nhà để xác định các yêu cầu về đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy phải căn cứ vào phần nhà không để ở của tòa nhà.
b) Đối với nhà hỗn hợp, không có phần nhà thuộc nhóm F1.3, thì chiều dài yêu cầu của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy phải được lấy bằng giá trị lớn hơn trong hai giá trị xác định căn cứ vào:
– Tổng quy mô khối tích của các phần nhà thuộc nhóm F5; hoặc
– Xác định được theo Bảng 15
c) Đối với nhà hỗn hợp có phần nhà thuộc nhóm F1.3, chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy phải được tính theo 6.2.2.3 đồng thời phải đáp ứng được quy định trong 6.2.2
Bãi đỗ
– Đối với nhà F1, F3 có chiều cao PCCC tới 15m: Nhà nhóm F1, F2, F3 và F4 có chiều cao PCCC không quá 15 m không yêu cầu có bãi đỗ xe chữa cháy, song phải có đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60 m.
– Đối với phần nhà F1, F F3, có chiều cao PCCC từ 15 tới 28m có số người mỗi tầng không quá 50 người: Không yêu cầu có bãi đỗ xe chữa cháy đối với nhà có số người sử dụng trên mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), không vượt quá 50 người và khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy đến họng tiếp nước vào nhà không được lớn hơn 18 m.
– Đối với phần nhà F1.1, F3 có chiều cao PCCC lớn hơn 15m: Nhà hoặc phần nhà nhóm F1.1, F1.2, F2, F3 và F4 có chiều cao PCCC lớn hơn 15 m thì tại mỗi vị trí có lối vào từ trên cao phải bố trí một bãi đỗ xe chữa cháy để tiếp cận trực tiếp đến các tấm cửa của lối vào từ trên cao.
Bãi đỗ | Chiều cao nhà | |||
≤ 15 | > 15 và ≤ 28 | >28 | ||
– Rộng | Không y/c | ≥6 | ≥6 | |
Diện tích sàn cho phép tiếp cận | Chiều dài bãi đỗ, tính theo chu vi nhà (m) | |||
Nhà không có Sprinkler | Nhà có Sprinkler | |||
≤ 2 000 | 1/6 chu vi và không nhỏ hơn 15 m | |||
> 2 000 và ≤ 4 000 | 1/4 chu vi | 1/6 chu vi và không nhỏ hơn 15 m | ||
> 4 000 và ≤ 8 000 | 1/2 chu vi | 1/4 chu vi | ||
> 8 000 và ≤ 16 000 | 3/4 chu vi | 1/2 chu vi | ||
> 16 000 và ≤ 32 000 | Bao quanh mặt bằng nhà (1) | 3/4 chu vi | ||
> 32 000 | Bao quanh mặt bằng nhà (1) | Bao quanh mặt bằng nhà (1) | ||
1) Cho phép không đi theo biên của mặt bằng nhưng phải bảo đảm quy định tại 6.2.3 | ||||
Đối với trường hợp nhà có sàn thông tầng, diện tích sàn cho phép tiếp cận lớn nhất được tính như sau:
a) Đối với nhà có các sàn thông tầng, bao gồm cả các tầng hầm thông với các tầng trên mặt đất thì phải lấy bằng diện tích cộng dồn các giá trị diện tích sàn cho phép tiếp cận của tất cả các sàn thông tầng.
b) Đối với các nhà có từ hai nhóm sàn thông tầng trở lên thì phải lấy bằng giá trị cộng dồn của nhóm sàn thông tầng có diện tích lớn nhất.
Độ dốc
Bề mặt của bãi đỗ xe chữa cháy phải ngang bằng. Nếu nằm trên một mặt nghiêng thì độ dốc không được quá 1:15. Độ dốc của đường cho xe chữa cháy không được quá 1:8,3
Khoảng không giữa bãi đỗ xe tới nhà
Đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy phải được đảm bảo thông thoáng tại mọi thời điểm. Khoảng không giữa bãi đỗ xe chữa cháy và lối vào từ trên cao phải đảm bảo không bị cản trở bởi cây xanh hoặc các vật thể cố định khác.
Đánh dấu vị trí đỗ xe
– Phải đánh dấu tất cả các góc của bãi đỗ xe chữa cháy và đường cho xe chữa cháy ngoại trừ những đường giao thông công cộng được sử dụng làm bãi đỗ xe chữa cháy hoặc đường cho xe chữa cháy. Việc đánh dấu phải được thực hiện bằng các dải sơn phản quang, đảm bảo có thể nhìn thấy được vào buổi tối và phải bố tríở cả hai phía của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy với khoảng cách không quá 5 m
– Tại các điểm đầu và điểm cuối của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy phải có biển báo nền trắng, chữ đỏ với chiều cao chữ không nhỏ hơn 50 mm. Chiều cao từ mặt đất đến điểm thấp nhất của biển báo phải nằm trong khoảng 1,0 m đến 1,5 m. Biển báo phải đảm bảo nhìn thấy được vào buổi tối và không được bố trícách đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy quá 3 m. Tất cả các phần của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy không được cách biển báo gần nhất quá 15 m.
Tải trọng
Mặt đường phải đảm bảo chịu được tải trọng của xe chữa cháy theo yêu cầu thiết kế và phù hợp với chủng loại phương tiện của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH nơi xây dựng công trình
Lối vào từ trên cao
– Nhóm F1.1, F1.2, F2, F3 và F4 có chiều cao PCCC từ trên 15 m đến 50 m, phải có lối vào từ trên cao ở tất cả các tầng trừ tầng 1 và phải nằm đối diện với bãi đỗ xe chữa cháy
– Yêu cầu về lối vào từ trên cao không áp dụng đối với các nhà nhóm F1.3, bao gồm cả những khu vực phụ trợ (ví dụ: phòng tập Gym, các phòng câu lạc bộ, và các gian phòng có công năng tương tự phục vụ riêng cho cư dân của nhà) trong nhà nhóm F1.3
Một vài điều cần lưu ý cho công tác PCCC tại bệnh viện

- Các cơ sở bệnh viện không được bố trí hoặc sắp xếp các hoàng hóa, giường đẩy, các thiết bị tiêu thụ điện gần hoặc cản lối thoát hiểm.
- Các hàng hóa dễ cháy nổ không được để gần hoặc ở dưới chân, buồng cầu thang.
- Đèn chiếu sáng ở các cửa thoát hiểm thoát nạn luôn được kiểm tra định kỳ cũng như nguồn điện dự phòng khi có sự cố hỏa hoạn.
- Đối với các loại phim X-quang hoặc các hóa chất dễ cháy nổ cần được lưu trữ ở khu vực riêng biệt của bệnh viện. Tuyệt đối không để các loại hóa chất này cùng khu vực với khu điều trị nội trú của bệnh viện.
- Các khu vực có đặt máy biến áp, máy phát điện cần được bố trí ở những nơi ngăn chặn cháy nổ riêng biệt.
- Các khu khám chữa bệnh và khu kỹ thuật nghiệp vụ cần được quan tâm kỹ đến các thiết bị làm lạnh, kho lạnh cũng như hệ thống oxy đến giường bệnh đều cần phải nghiêm túc chấp hành quy định.
- Tại các phòng chụp X-quang cần đảm bảo an toàn cho các khu vực lân cận; hệ thống san nền của phòng chụp đều phải có biện pháp chống tia phóng xạ; máy X-quang không được bố trí tại phòng sinh hoạt nếu không có vỏ an toàn. Cuối cùng khi chiếu chụp phải cách ít nhất 6m để đảm bảo sức khỏe cho người đi chụp và người chụp.
- Các vật liệu chống cháy nên được đặt chèn giữa các đường ống kỹ thuật cũng như lắp van ngăn lửa.
- Nếu có điều kiện về cơ sở vật chất, bệnh viện nên sử dụng hệ thống báo cháy địa điểm thông minh. Như vậy, đội ngũ phòng cháy chữa cháy sẽ đến kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của.
- Ngoài ra, bệnh viện còn có thể lắp hệ thống tự động vào các hệ thống thông gió, báo cháy, loa thanh báo cháy… để hướng dẫn người trong bệnh viện khi có hỏa hoạn. Giảm thiểu tình trạng chen lấy, xô đẩy.
Lời kết
Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích liên quan đến các quy định về PCCC tại bệnh viện. Để được tư vấn về hệ thống pccc tại bệnh viện, các bạn vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH dịch vụ và công nghệ Hoàng Việt
Trụ sở chính: 135 Đề Thám, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh tại Hà Nội: 43G Phố Vân Hồ 2, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0876 666 114
Email: kinhdoanh@pccc.vn