Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống PCCC cho cửa hàng xăng dầu

30.03.2023 Tin tức PCCC SEO Thu

Việc thiết kế hệ thống PCCC cho cửa hàng xăng dầu là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cửa hàng và các khách hàng sử dụng dịch vụ xăng dầu. Cùng Chúng tôi tìm hiểu các thông tin về tiêu chuẩn thiết kế cửa hàng xăng dầu theo quy định mới nhất hiện nay. Mời bạn đọc tham khảo.

1. Các quy phạm pháp luật và Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng thiết kệ hệ thống PCCC cho cửa hàng xăng dầu 

PCCC cho cửa hàng xăng dầu

– Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, ngày 24/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Luật PCCC và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật PCCC;

– QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (Áp dụng đối với các hạng mục phụ trợ).

– TCVN 2622:1995: Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình.

– QCVN 01:2020/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế PCCC cho cửa hàng xăng dầu

– QCVN 07-6:2016: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình Hạ tầng kỹ thuật công trình cấp xăng dầu, khí đốt

– TCVN 6223:2017: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LGP) – yêu cầu chung về an toàn

– QCVN 03:2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

– TCVN 3890:2023: Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện PCCC cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí

– TCVN 5738:2021: Phòng cháy, chữa cháy – Hệ thống báo cháy –  Yêu cầu kỹ thuật.

– TCVN 4513:1988: Cấp nước bên trong – Yêu cầu thiết kế.

– TCVN 7568-14:2005 Hệ thống báo cháy – Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong nhà và xung quanh tòa nhà.

– TCVN 5740:2009 Phương tiện phòng cháy chữa cháy – Vòi đẩy chữa cháy – Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su.

– TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật.

– TCVN 7435-1:2004 – ISO 11602-1:2000 Phòng cháy, chữa cháy – bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy – phần 1: lựa chọn và bố trí;

* Lưu ý: Chỉ thống kê tên các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần áp dụng để thiết kế phù hợp với tính chất, quy mô của công trình. Đối với các tiêu chuẩn quy chuẩn không sử dụng để thiết kế thì xóa khỏi Phần 6.

2. Phân cấp cửa hàng xăng dầu

Cửa hàng xăng dầu cũng được phân cấp theo dung tích chứa xăng dầu, cụ thể như sau:

Loại hình cửa hàngTổng dung tích (m3)
Cửa hàng xăng dầu trên mặt đất và cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định trên mặt nướcCửa hàng xăng dầu trên mặt nước (xà lan, tàu vỏ thép và phương tiện nổi khác)
Cấp 1Từ 150 đến 210Từ 100 đến 200
Cấp 2Trên 100 đến dưới 150Từ 16 đến dưới 100
Cấp 3Nhỏ hơn hoặc bằng 100Nhỏ hơn 16

 3. Yêu cầu chung khi thiết kế hệ thống PCCC cho cửa hàng xăng dầu

Vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu

Phù hợp với quy hoạch, đảm bảo yêu cầu an toàn giao thông, an toàn PCCC và vệ sinh môi trường. Kiến trúc CHXD phải phù hợp với yêu cầu kiến trúc đô thị.

Đường và bãi đỗ xe dành cho xe ra vào mua hàng và nhập hàng

Đường và bãi đỗ cho xe ra vào mua hàng và nhập hàng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Chiều rộng một làn xe đi trong bãi đỗ xe không nhỏ hơn 3,5m. Đường hai làn xe đi không nhỏ hơn 6,5m.
  • Bãi đỗ xe để xuất, nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu có nhựa đường.
  • Khu vực đặt cột bơm xăng dầu nếu có mái che bán hàng, chiều cao của mái che không nhỏ hơn 4,75 m.
PCCC cho cửa hàng xăng dầu

Tiếp giáp với công trình xây dựng khác

Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường bao kín có chiều cao không nhỏ hơn 2,2m bằng vật liệu không cháy. Đối với hạng mục công trình dân dụng và công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng (không bao gồm nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa và công trình công cộng) có bậc chịu lửa I, II trường hợp mặt tường về phía CHXD là tường ngăn cháy thì không yêu cầu khoảng cách an toàn từ hạng mục đó đến CHXD nhưng phải tuân thủ các quy định về xây dựng hiện hành.

Độ cao của mái che cột bơm (nếu có)

Chiều cao của mái che bán hàng:≥ 4,75m.

Gian bán khí dầu mỏ hóa lỏng đóng chai trong cửa hàng (nếu có)

Nếu trong cửa hàng xăng dầu có gian khí dầu mỏ hóa lỏng đóng chai trong khu vực cửa hàng, phải tuân thủ quy định về yêu cầu an toàn tại TCVN 6233:2017 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Yêu cầu chung về an toàn.

Khoảng cách khi thiết kế hệ thống PCCC cho cửa hàng xăng dầu

Khoảng cách tối thiểu giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Hạng mụcBể chứa đặt ngầm (m)Cột bơm (m)Gian bán hàng (m)
1. Bể chứa đặt ngầm0,5Không quy định2
2. Họng nhập kínKhông quy địnhKhông quy định3
3. Cột bơmKhông quy địnhKhông quy địnhKhông quy định
4. Các hạng mục xây dựng khác có thể phát sinh tia lửa222

4. Yêu cầu đối với bể chứa xăng dầu 

– Vật liệu làm bể chứa xăng dầu là vật liệu chịu xăng dầu và không cháy.

– Lắp đặt hệ thống PCCC cho cửa hàng xăng dầu. Cụ thể là bể chứa xăng dầu tại cửa hàng phải tuân thủ các quy định sau đây:

+ Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu nổi trên mặt đất.

+ Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu và hố thao tác trong hoặc dưới các gian bán hàng.

+ Khi lắp đặt bể chứa xăng dầu phải tính đến khả năng bị đẩy nổi và phải có biện pháp chống nổi bể.

+ Xung quanh bể chứa phải phủ cát hoặc đất mịn với chiều dày không nhỏ hơn 0,3 m.

+ Bể chứa lắp đặt dưới mặt đường xe chạy phải áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể.

+ Đối với bể chứa bằng vật liệu không dẫn điện phải có biện pháp triệt tiêu tĩnh điện khi xuất, nhập xăng dầu

+ Bề mặt ngoài của bể chứa bằng thép lắp đặt ngầm phải có lớp bọc chống ăn mòn có cấp độ không thấp hơn mức tăng cường quy định tại TCVN 4090:1985 Kho tàng, trạm và đường ống dẫn xăng dầu – Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu – Tiêu chuẩn thiết kế.

5. Yêu cầu thiết kế đối với cột bơm xăng dầu

– Vị trí lắp đặt cột bơm xăng dầu trong cửa hàng xăng dầu phải phù hợp các yêu cầu sau:

+ Cột bơm phải được đặt tại các vị trí thông thoáng. Nếu đặt trong nhà, phải đặt trong gian riêng biệt, có biện pháp thông gió và có cánh cửa mở quay ra ngoài.

+ Đảm bảo các phương tiện có thể dừng đỗ dễ dàng dọc theo cột bơm, không làm cản trở các phương tiện giao thông khác ra, vào cửa hàng.

– Cột bơm phải được đặt trên đảo bơm. Đảo bơm phải được thiết kế phù hợp với các yêu cầu sau:

+ Cao độ phải cao hơn mặt bằng bãi đỗ xe ít nhất 0,15 m.

+ Chiều rộng không được nhỏ hơn 1,0 m.

+ Đầu đảo bơm phải cách mép cột đỡ mái che bán hàng hoặc cột bơm ít nhất 0,5 m.

Các thông tin trên đây được Chúng tôi tổng hợp hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống PCCC cho cửa hàng xăng dầu đảm bảo an toàn cháy nổ theo quy định.

Cập nhật bài viết nổi bật

Bình khí chữa cháy fm-200

Hệ thống chữa cháy bằng khí FM-200 – STEC-Vina

Hệ thống chữa cháy khí FM-200 (hệ thống chữa cháy bằng khí HFC227 ea) 1. Nguyên lý hoạt động Đặc điểm chính Giới hạn thiết...
Đọc thêm
11 Thg 02
Thiết bị báo cháy tự động FireSmart

Thiết bị báo cháy không dây – truyền tin báo sự cố và kết nối Điện Thoại

Một hệ thống thiết bị báo cháy cục bộ điển hình gồm có:  mỗi phòng trang bị một đầu báo khói hoặc đầu báo nhiệt. ...
Đọc thêm
11 Thg 02
hochiki mediumlogo min e1546414115868 2 - pccc.vn

Hệ thống báo cháy và chữa cháy – Mẫu thiết kế và thuyết minh

Bản vẽ thiết kế mẫu và thuyết minh thiết kế – Hệ báo cháy Hochiki thông thường Thiết kế phòng cháy chữa cháy mẫu cho...
Đọc thêm
11 Thg 02
TOP