l=1>

Quan trắc môi trường lao động theo quy định -Thông tư 19/2016

Quan trắc môi trường lao động là quá trình giám sát, đo lường và đánh giá các yếu tố môi trường trong nơi làm việc để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động. Quá trình này bao gồm việc kiểm tra và phân tích các loại chất độc hại, mức độ tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bức xạ và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến điều kiện làm việc và sức khỏe của người lao động.

  • Bảo vệ sức khỏe người lao động: Giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến môi trường làm việc.
  • Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về môi trường lao động được quy định bởi pháp luật.  <Thông tư 19/2016/TT-BYT>
  • Cải thiện điều kiện làm việc: Nâng cao chất lượng môi trường làm việc, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc và tăng cường sự hài lòng trong công việc.

 

PHỤ LỤC 12 KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

 

Nội dung đào tạo cấp chứng chỉ quan trắc môi trường lao động

Thời gian đào tạo tối thiểu: 01 tháng.

Nội dung:

  1. Giới thiệu đại cương về an toàn, vệ sinh lao động
  2. Lập kế hoạch quan trắc môi trường lao động
  3. Phương pháp đo và đánh giá các yếu tố vật lý trong môi trường lao động
  4. Phương pháp đo và đánh giá các yếu tố bụi trong môi trường lao động;
  5. Phương pháp đo và đánh giá các yếu tố hóa học trong môi trường lao động
  6. Phương pháp đo và đánh giá các yếu tố tâm sinh lý lao động và ec gô nô my
  7. Phương pháp đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp đối với yếu tố vi sinh, dị nguyên gây dị ứng, yếu tố gây ung thư, …
  8. Thực địa và thực hành tại cơ sở lao động để quan trắc môi trường lao động
  9. Tổng hợp số liệu, báo cáo và đề xuất các tư vấn dự phòng hiệu quả yếu tố có hại trong môi trường lao động

 

Nội dung đào tạo cấp chứng chỉ về bệnh nghề nghiệp

Thời gian đào tạo tối thiểu: 03 tháng. Đối với đào tạo chuyên khoa định hướng về bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành.

Nội dung:

  1. Đại cương về bệnh nghề nghiệp
  2. Đại cương bệnh hô hấp cơ bản, bệnh tai mũi họng cơ bản
  3. Đại cương bệnh da liễu cơ bản
  4. Đại cương bệnh tim mạch cơ bản
  5. Nhóm các bệnh hô hấp nghề nghiệp, các kỹ thuật cơ bản chẩn đoán và các biện pháp dự phòng
  6. Kỹ thuật đọc phim các bệnh bụi phổi theo hướng dẫn phân loại của Tổ chức Lao động quốc tế
  7. Nhóm các bệnh do yếu tố vật lý nghề nghiệp, các kỹ thuật cơ bản chẩn đoán và các biện pháp dự phòng
  8. Nhóm các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, các kỹ thuật cơ bản chẩn đoán và các biện pháp dự phòng
  9. Nhóm các bệnh da nghề nghiệp, các kỹ thuật cơ bản chẩn đoán và các biện pháp dự phòng
  10. Nhóm các bệnh nghề nghiệp do tác nhân sinh học, các kỹ thuật cơ bản chẩn đoán và các biện pháp dự phòng
  11. Tổng hợp số liệu, báo cáo và đề xuất các tư vấn dự phòng hiệu quả các bệnh nghề nghiệp trong môi trường lao động
  12. Thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp và thực hành tại phòng xét nghiệm

 

PHỤ LỤC 13 MẪU GIẤY CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO VỀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Đơn vị chủ quản
TÊN CƠ SỞ HUẤN LUYỆN, ĐÀO TẠO
——
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
Số: ……- …(1)…/GCN ………….., ngày…. tháng… năm….

 

CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO VỀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Chứng nhận: Ông/bà ………………………………………………………………………………

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………………

Số Chứng minh Nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu/số định danh cá nhân: …………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….

Đã hoàn thành khóa huấn luyện chuyên môn về
Quan trắc môi trường lao động

Thời gian huấn luyện: ………………………………………………………………………………

Từ ngày … tháng … năm…… đến ngày … tháng … năm ………………..

 

……….., ngày …… tháng …… năm ……
……….. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ……………
(Ký và đóng dấu)

Ghi chú: (1) Tên viết tắt của cơ sở huấn luyện, đào tạo

 

PHỤ LỤC 11 MẪU BÁO CÁO TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Đơn vị chủ quản
Đơn vị báo cáo…………..
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
Số: ………………../BC……… …….., ngày ….. tháng ….. năm ……..

 

Kính gửi: Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế)

BÁO CÁO TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

Ngày … tháng … năm … Sở Y tế đã tiến hành công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động cho:

  1. Tên tổ chức: ……………………….(GHI CHỮ IN ĐẬM) ………………………………………
  2. Người đại diện: ……………………….……………………….Chức vụ: ……………………….
  3. Địa chỉ: ……………………….……………………….……………………….……………………
  4. Số điện thoại:……………………….…………………………. Số Fax: ………………………..

Địa chỉ E_mail: ……………………….……………………………Web-site: ……………………..

  1. Người chịu trách nhiệm về chuyên môn: ……………………….……………………………..

Chức vụ: ……………………….………………………………….Số điện thoại: ………………….

  1. Lĩnh vực được công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động:

6.1. Yếu tố vi khí hậu:

– Nhiệt độ:
– Độ ẩm:
– Tốc độ gió:
– Bức xạ nhiệt:

6.2. Yếu tố vật lý:

– Ánh sáng:
– Tiếng ồn theo dải tần
– Rung chuyển theo dải tần
– Vận tốc rung đứng hoặc ngang
– Phóng xạ
– Điện từ trường tần số công nghiệp
– Điện từ trường tần số cao
– Bức xạ tử ngoại

– Các yếu tố vật lý khác (ghi rõ) ……………………….………………………………………

6.3 Yếu tố bụi các loại:

– Bụi toàn phần:
– Bụi hô hấp:
– Bụi thông thường:
– Bụi silic:     □        phân tích hàm lượng silic tự do
– Bụi amiăng:
– Bụi kim loại (chì, mangan, cadimi,… đề nghị ghi rõ)
– Bụi than:
– Bụi talc:
– Bụi bông:

– Các loại bụi khác (ghi rõ) ……………………….……………………….……………………….

6.4. Yếu tố hơi khí độc (Liệt kê ghi rõ theo các yếu tố có giới hạn cho phép theo quy chuẩn vệ sinh lao động) như:

– Thủy ngân:
– Asen:
– Oxit cac bon:
– Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene):
– TNT:
– Nicotin:
– Hóa chất trừ sâu:

– Các hóa chất khác (Ghi rõ) ……………………………………………………………………..

6.5. Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my

Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý:
Đánh giá ec-gô-nô-my:

6.6. Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp

– Yếu tố vi sinh vật
– Yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm
– Dung môi
– Yếu to gây ung thư

6.7. Các yếu tố khác (Liệt kê rõ)

– ……………………….……………………….……………………….……………………………

– ……………………….……………………….……………………….……………………………

– ……………………….……………………….……………………….……………………………

 

Nơi nhận:
– Như Kính gửi
– Lưu: VT
LÃNH ĐẠO SỞ Y TẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Cập nhật bài viết nổi bật

Sơ cấp cứu tai nạn - thương tích - kiến thức cơ bản

Sơ cấp cứu tai nạn – thương tích – kiến thức cơ bản

Trong các vụ cháy xảy ra, thường xuyên có những thiệt hại về sức khỏe con người cần phải sơ cấp cứu ngay lập tức. ...
Đọc thêm
02 Thg 02
Quan trắc môi trường lao động theo quy định -Thông tư 19/2016

Quan trắc môi trường lao động theo quy định -Thông tư 19/2016

Quan trắc môi trường lao động là quá trình giám sát, đo lường và đánh giá các yếu tố môi trường trong nơi làm việc...
Đọc thêm
23 Thg 02
Quy định về túi sơ cứu tại nơi làm việc - Theo thông tư 19/2016/TT-BYT

Quy định về túi sơ cứu tại nơi làm việc – Theo thông tư 19/2016/TT-BYT

PHỤ LỤC 4 (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)   QUY ĐỊNH...
Đọc thêm
23 Thg 02
TOP